/ Masan đổi mới sáng tạo để phục vụ người tiêu dùng
Năm 2022 và 2023, do ảnh hưởng tiếp tục của đại dịch COVID-19 cộng với các tác động tiêu cực của những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang trên thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng của kinh tế đất nước bị ảnh hưởng.
Thị trường quốc tế suy giảm, lãi suất tín dụng tăng, biến động tỉ giá và nhiều thị trường quan trọng như thị trường bất động sản trong nước rơi vào tình trạng khó khăn tạo ra một áp lực rất lớn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước đã kịp thời ban hành nhiều chính sách quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cộng đồng doanh nghiệp trân trọng ghi nhận nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành đã rất quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, gỡ dần được nhiều nút thắt lớn cho doanh nghiệp.
Với chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo của Việt Nam, các mô hình kinh tế mới bền vững đã hiện diện và phát triển tại Việt Nam trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp đã tiên phong đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ, mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ESG để biến rác thải/phụ phẩm tạo thành nguyên liệu mới, sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, giảm thải carbon.
Đổi mới công nghệ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Tập đoàn Masan nêu ý kiến mục tiêu của đổi mới sáng tạo cần đi thẳng vào góp phần giải quyết các vấn đề đang nổi lên, trong đó có biến đổi khí hậu, phát triển xanh, năng lượng sạch...
Cụ thể, một công ty con của Tập đoàn Masan là Masan High-Tech Materials vừa ra mắt thương hiệu bột Vonfram đăng ký bản quyền toàn cầu ‘starck2charge®’ sử dụng trong sản xuất pin Li-ion sạc nhanh và an toàn. Sản phẩm này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết những bài toán năng lượng mới và tạo ra hệ sinh thái năng lượng sạch, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp ô-tô điện; hay sản phẩm hỗn hợp bột Vonfram phục vụ cho các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ in 3D với độ ổn định và tinh khiết cao, đặc biệt phù hợp trong lĩnh vực y tế.
Ông Nguyễn Thiều Nam tự hào chia sẻ, Masan High-Tech Materials là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về bột kim loại Vonfram và Cacbua Vonfram công nghệ cao, có các tổ hợp sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada, Trung Quốc và sở hữu 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Đức và Việt Nam. Tính đến năm 2023, Công ty đã có gần 100 bằng sáng chế mới trên toàn thế giới và 50 bằng sáng chế khác đang trong giai đoạn ứng dụng.
Những thành tựu công nghệ nổi bật này giúp Masan High-Tech Materials không còn phụ thuộc vào nguồn cung sơ cấp trong khai thác khoáng sản mà còn cho phép đẩy mạnh mô hình kinh doanh tuần hoàn thông qua khai thác mỏ phế thải ngay tại các đô thị, thu gom, xử lý chất thải sản xuất và tái chế phế liệu, trả lại nguyên liệu sản xuất, các tài sản cuối vòng đời trở thành nguồn nguyên liệu tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới.
Thông qua các dự án nghiên cứu, đến nay Masan High-Tech Materials đã phát triển và hoàn thiện quy trình tái chế, cho phép thu hồi toàn bộ Lithium, Niken, Đồng, Coban, Mangan từ các sản phẩm pin thải; đồng thời phát triển các công thức tinh luyện đặc thù nhằm đạt được hiệu quả thu hồi Vonfram cao hơn.
Những thành tựu công nghệ nổi bật này giúp Masan High-Tech Materials không còn phụ thuộc vào nguồn cung sơ cấp trong khai thác khoáng sản mà còn cho phép đẩy mạnh mô hình kinh doanh tuần hoàn thông qua khai thác mỏ phế thải ngay tại các đô thị, thu gom, xử lý chất thải sản xuất và tái chế phế liệu, trả lại nguyên liệu sản xuất, các tài sản cuối vòng đời trở thành nguồn nguyên liệu tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực hàng tiêu dùng
Trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho biết, doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư và có năng lực nghiên cứu và phát triển. Được đầu tư gần 3 triệu USD, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Masan tại Bình Dương là một trong các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Đây là nơi khai sinh ra các sáng kiến nổi bật của Masan bao gồm các sản phẩm thay thế bữa ăn gia đình, giới thiệu sản phẩm thực phẩm tiện lợi với đa dạng các hương vị và bao bì khác nhau, mang đến cho người tiêu dùng một bữa ăn lành mạnh, đầy đủ và tiện lợi hơn.
Đơn cử, “lẩu bò riêu cua Hà Nội” là một trong nhiều sản phẩm mới nổi bật của Masan trong năm 2023. Đây là sản phẩm lẩu tự sôi mà không cần nước nóng, bếp gas. Món lẩu này chỉ cần đổ nước lọc vào gói sản phẩm trong thời gian 5-10 phút sẽ tự đun nóng.
Không chỉ dừng lại ở lẩu, Masan Consumer – Công ty con của Tập đoàn sẽ cung cấp cho người tiêu dùng toàn cầu các sản phẩm bún, cháo, phở, hủ tiếu... theo hương vị Việt Nam. Với công nghệ mới, Masan tự tin rằng sản phẩm vẫn sẽ giữ được toàn bộ hương vị mà không cần phải đun nấu.
Xu thế chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững theo tiêu chuẩn ESG… là lộ trình không thể đảo ngược mà các doanh nghiệp phải tham gia nếu không muốn bỏ lại phía sau trong cuộc chơi toàn cầu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tái cấu trúc mô hình kinh doanh trong dài hạn, hướng tới và chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu về xanh và bền vững cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thiều Nam bày tỏ, Masan tự hào là các Công ty thành viên và liên kết đều là những Công ty dẫn đầu các lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, thịt có thương hiệu, bán lẻ, chuỗi F&B, dịch vụ tài chính, viễn thông và sản xuất vật liệu công nghiệp có giá trị gia tăng. Đây là những lĩnh vực đang tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam.
Với các sáng kiến đổi mới trên tất cả các mảng sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Masan đã liên tiếp gặt hái nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như giải thưởng Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2023 do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2021 – 2022, Doanh nghiệp Xuất sắc và Bền vững Châu Á 2021…